Dạo phố cùng bậc thầy về cảnh quan thành phố, Kohki Yamaguchi
Kohki Yamaguchi (@kohki) nổi tiếng nhờ khả năng chụp ảnh ngoạn mục của mình. Anh cũng là người sáng lập @Discovertokyo, một cộng đồng nhiếp ảnh tại Tokyo. Tốt nghiệp Đại học Sydney năm 2017 với bằng kép cử nhân chuyên ngành Tư duy phản biện và Nghệ thuật thị giác, Kohki đã làm việc tự do tại Tokyo cho nhiều thương hiệu lớn kể từ thời điểm đó.
Thông qua Instagram, Kohki đã nuôi dưỡng và phát triển tình yêu với nhiếp ảnh cảnh quan thành phố với Tokyo là chủ đề chính của anh. Đối với anh, Tokyo là một trong những thành phố tốt nhất trên thế giới nhờ sự khác biệt lớn và nhiều quận có đặc trưng riêng, khiến nơi đây trở thành một điểm đến thích hợp cho hoạt động chụp ảnh cảnh quan thành phố.
Cảnh quan thành phố đẹp hơn với Sony Alpha
Theo Kohki, anh chỉ có thể chụp ảnh Tokyo đẹp hơn khi dùng chiếc Sony Alpha 7R III đáng tin cậy cùng ống kính một tiêu cự yêu thích. “Là người thích ống kính một tiêu cự nên tôi đã sở hữu gần như tất cả trong số chúng. Đối với cảnh quan thành phố, tôi thích sử dụng các ống kính Sony FE 14mm F1.8 GM, Distagon T* FE 35mm F1.4 ZA và Sonnar T* FE 55mm F1.8 ZA”.
Kohki thường mang theo ống kính FE 16-35mm F2.8 GM cổ điển để quay phim. Tuy nhiên, vì trong một chuyến đi anh không thể mang theo tất cả những ống kính này nên anh sẽ sử dụng FE 85mm F1.4 GM hoặc FE 70-200mm F2.8 GM OSS, phù hợp cho cả việc chụp ảnh tĩnh và quay video.
Gần đây, Kohki thích sử dụng Sonnar T* FE 55mm F1.8 ZA vì ống kính này không chỉ phù hợp cho việc chụp ảnh phong cảnh mà còn cho nhiều thể loại khác, kể cả chụp chân dung. “Sonnar T* FE 55mm F1.8 ZA đồng hành cùng tôi trong 99% số buổi chụp, bất kể chụp gì. Thiết kế nhỏ và nhẹ kết hợp với độ phân giải vượt trội cùng nhiêu tính năng mạnh mẽ khiến ống kính này trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trong mọi buổi chụp”.
Đối với máy ảnh, Kohki tin dùng dòng Alpha để ghi lại cách nhìn cùng những cuộc phiêu lưu của mình. Với khả năng xử lý ảnh nâng cao, hiệu suất lấy nét tự động mượt mà và tiện ích hỗ trợ hiệu quả cho luồng công việc gai góc khiến dòng Alpha luôn trở thành một người bạn đồng hành tuyệt vời khi chụp ảnh ngoài trời.
Kohki nói thêm rằng: “Mọi máy ảnh Sony Alpha đều thích hợp cho việc chụp phong cảnh. Tôi thường sử dụng Alpha 7R III và tôi cũng đã từng dùng thử Alpha 1 – cả hai đều sở hữu dải động tốt nhất, giúp chúng trở nên lý tưởng cho hoạt động chụp ảnh cảnh quan thành phố. Tôi muốn đề xuất chiếc Alpha 7R Series hoặc Alpha 1 nếu bạn đang muốn ghi lại những hình ảnh ngoạn mục hoặc quyết định thực hiện bản in cho các tác phẩm của mình trong tương lai”.
Vì cảnh quan thành phố thường thu vào tầm nhìn bao quát của các thành phố với nhiều chi tiết đẹp của mọi cấu trúc, nên Kohki nhận thấy cảm biến góc rộng của máy ảnh Alpha cực kỳ lý tưởng cho việc chụp ảnh cảnh quan thành phố. Đặc biệt, Alpha 1 hở hữu cảm biến 50 megapixel cực kỳ hấp dẫn người chụp. Điều này có nghĩa là các tác phẩm in khổ lớn sẽ không bị giảm chất lượng hình ảnh. Do ảnh chụp cảnh quan thành phố thường có nhiều chi tiết, nên Alpha 1 là một thiết bị lý tưởng cho thể loại nhiếp ảnh này.
Anh nói thêm rằng: “Cảm biến 50 MP cho phép tôi cắt xén ảnh gốc hoàn hảo cho mạng xã hội mà không làm giảm chất lượng. Tôi sẽ vẫn giữ một tệp lớn và tệp CRiSP mà tôi cực kỳ hài lòng. Nó cũng cho phép tôi tạo hình ảnh theo chiều dọc từ một ảnh theo chiều ngang duy nhất”.
Từ kính lọc đến công nghệ
Để có được cảnh bầu trời êm dịu đó, Kohki sử dụng chân máy có kính lọc VND (bộ lọc giảm cường độ sáng) vào lúc giữa trưa, tạo ra các hình ảnh cảnh quan thành phố với vẻ bình lặng đặc trưng. Kính lọc cho phép anh giảm tốc độ màn trập, sau đó sẽ tạo ra phong cảnh êm dịu tương tự như nét vẽ được sử dụng trong các bức tranh trường phái ấn tượng. Để có được hình ảnh sắc nét hơn với các điểm nhấn sinh động, thì thay vào đó, Kohki sử dụng kính lọc pro-mist, vì kính lọc này sẽ giúp loại bỏ mép của ảnh.
Là một người sinh ra trong thời đại kỹ thuật số, Kohki đã và đang tận dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến để không ngừng cải thiện kỹ năng của mình. “Tôi thường sử dụng Google Earth để xem và khảo sát vị trí, bố cục tòa nhà và các lớp hình ảnh trước khi chụp. Điều này giúp tôi cảm nhận tốt hơn về kết quả của ảnh và vị trí tôi nên chụp ảnh. Sau một ngày chụp, tôi thường tinh chỉnh và xử lý ảnh bằng Adobe Lightroom và Photoshop”.
Về du khách và thời gian
Khi nói đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, Kohki dường như đã tìm ra giải pháp hoàn hảo. “Khi muốn có một bức ảnh thuần về một điểm du lịch, tôi sẽ chủ động đi từ sáng sớm, trước khi du khách đến nơi”. Anh thường so sánh ảnh của các nhiếp ảnh gia khác; và thậm chí thử thách bản thân chụp ảnh những địa điểm mà các nhiếp ảnh gia khác chưa thử, hoặc từ một thời điểm trong ngày mà những người khác thường ít khi chọn để chụp ảnh. Bằng cách này, anh nhận thấy có thể thử thách bản thân và tạo ra những bức ảnh tuyệt vời, mới lạ và độc đáo.
Đối với Kohki, nhiếp ảnh là việc chọn đúng thời gian. Đó là việc đảm bảo bạn nắm bắt đúng thời điểm trong mùa, đặc biệt là khi chụp hoa theo mùa hoặc các sự kiện đang diễn ra. Tuy nhiên, anh nhận thấy giờ mua hè, ngày trái đất hoặc việc duy trì ánh sáng của thành phố là những yếu tố gây trở ngại, dẫn đến ảnh chụp mờ hơn. Khi chụp cảnh quan thành phố, đặc biệt là vào ban đêm, anh gợi ý rằng trước tiên hãy đảm bảo đèn chiếu sáng của thành phố đã bật ở một điểm mốc trước khi bắt đầu buổi chụp. Việc kiểm tra chỉ số khói mù cũng rất quan trọng, đặc biệt là đối với những du khách không có nhiều thời gian để có thể nắm bắt các nguyên tắc thiết lập. Những yếu tố này có thể hình thành hoặc phá vỡ một bức ảnh.
Ánh sáng và cài đặt
Nhờ sử dụng các ứng dụng, Kohki cũng có thể dự đoán chính xác hướng của mặt trời ở một thời điểm cụ thể trong ngày – tạo ánh sáng cho cảnh quan thành phố vào ban ngày. Vào ban đêm, anh thích chụp dưới trăng non để tránh hiện tượng phản xạ ánh trăng hoặc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nào. Ngoài ra, Kohki tránh xa các địa điểm có nguồn ô nhiễm ánh sáng cao, chẳng hạn như thành phố hoặc thị trấn.
Anh thường chụp thô cảnh quan thành phố với các cấu hình màu tiêu chuẩn, trái ngược với các tùy chọn cài đặt trước thường có thể là một tính năng của máy ảnh, vì anh hoàn toàn hài lòng với hệ thống màu của máy ảnh Alpha. Anh cho hay rằng: “Khi chụp ảnh phong cảnh và cảnh quan thành phố, tôi cảm thấy không cần phải vội vàng. Chế độ chụp đơn giúp tôi chụp chậm và cân nhắc thấu đáo về mọi cảnh chụp. Đối với những cảnh như thế, tôi nghĩ điều quan trọng là phải luôn lùi lại và thực hiện thật chậm”.
Anh thường đặt ISO ở mức thấp nhất có thể (100-400), trong khi khẩu độ ở F8 hoặc thậm chí F11 đối với phong cảnh, với tốc độ màn trập bằng hoặc gấp hai lần độ dài tiêu cự.
Kohki cho hay rằng: “Tôi cố gắng hết sức để đảm bảo những bức ảnh của mình có chủ đề và giữ nguyên được nét màu sắc riêng. Tôi thực hiện điều này bằng cách chỉ tập trung vào một vài màu thay vì để bức ảnh có nhiều mức độ biến thể. Điều này sẽ tạo nên tông màu tổng thể cho các bức ảnh của tôi”. Anh nói thêm: “Đôi khi, tôi thêm màu xanh lam vào vùng tối và vùng sáng để tạo tông màu lạnh hơn. Điều này sẽ giúp mang lại vẻ tối giản và đơn điệu mà không cần cố gắng quá nhiều”.
Tất cả những điều này đều có mặt hạn chế, vì anh bị giới hạn ở những chủ đề mà anh có thể đăng, đồng thời thường phải loại bỏ những bức ảnh không theo tính thẩm mỹ và cân bằng tông màu.
Một nhiếp ảnh gia có thể chụp cảnh quan thành phố từ nhiều điểm nhìn khác nhau – dù là từ giữa phố hay từ khung cảnh từ sân thượng của tòa nhà cao nhất. Người ta chỉ cần sáng tạo trong cách họ mong muốn trình bày những kỳ quan do con người tạo ra trước mắt họ. Mặc dù máy ảnh, ống kính và bố cục đóng vai trò thiết yếu trong sản phẩm cuối cùng, nhưng xét cho cùng thì phong cách độc đáo của nhiếp ảnh gia sẽ là yếu tố giúp bức ảnh trở nên nổi bật.